Chăm sóc bệnh nhi mở khí quản tại nhà

CHĂM SÓC BỆNH NHI MỞ KHÍ QUẢN tại nhà

Nhân viên y tế và MẸ CẦN BIẾT

Trẻ em chưa có ý thức nhiều về bệnh tật cũng như việc tương tác với y bác sĩ và người nhà còn nhiều hạn chế nên việc chăm sóc bệnh nhi có mokhiquan cần được chú trọng đặc biệt. Trước khi bệnh nhi ra viện người nhà cần thành thạo các kỹ năng sau:

+ Hút dịch, đờm rãi khí quản qua ống mở khí quản

+ Vệ sinh da vùng mở khí quản và chăm sóc lỗ mở khí quản

+ Nhận biết sớm biểu hiện nhiễm trùng vết mở khí quản và nhiễm trùng toàn thân

vệ sinh MKQ và bộ phận liên quan

+ Giữ ấm, làm ẩm làm ẩm làm ấm mở khí quản khí thở qua ống mở khí quản, phòng tránh viêm phổi.

+ Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

+ Vấn đề ngôn ngữ cho trẻ

+ Bình tĩnh xử lý các tai biến có thể xảy ra.

Xem thêm: Các câu hỏi thường gặp đối với bệnh nhân mở khí quảntìm hiểu thêm về mở khí quản trẻ em  , chăm sóc vết thương lỗ mở khí quản.... 

Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết: máy hút, chọn ống hút thích hợp , ống mở khí quản dự phòng, găng tay, cồn, oxy già, nước muối sinh lý, băng bông, gạc.

1- Khi nào cần hút đờm nhớt, dịch khí quản

+ Đối với trẻ nhỏ không tự nhận biết được cần thường xuyên nghe tiếng thở, nếu thấy lọc xọc, hoặc có bong bóng đờm dãi trên cannuyn mở khí quản, trẻ kích thích hoặc khó thở. Đếm nhịp thở thấy nhanh hơn bình thường. Đó là những dấu hiệu cần hút ngay bằng máy hút hoặc dụng cụ hút. Lưu ý áp lực phù hợp, không để áp lực quá cao hoặc đưa ống hút vào quá sâu.

+ Đối với trẻ lớn chúng có thể ra dấu hiệu khi cần hút.

2- Vệ sinh chân ống mở khí quản và vùng da xung quanh

+ Quan sát, theo dõi và vệ sinh thường xuyên tránh những mảng bong tróc, da chết rơi vào trong canuyn Mở khí quản.

+ Thay băng ở chân canuyn (mở khí quản) 1 lần/ngày hoặc khi ướt, bẩn. Luôn chú ý quan sát vùng da xung quanh nếu thấy sưng, đỏ, đau, chảy mủ, chảy máu hoặc có mùi hôi … phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

+ Khi thay băng lưu ý tránh tuột dây buộc hoặc thao tác mạnh làm tuột ống mở khí quản.

3- Giữ ấm, giữ ẩm khí thở, phòng tránh nhiễm khuẩn và viêm phổi.

+ Thường xuyên che lỗ mở bằng 1 miếng gạc mỏng để tránh bụi bẩn và dị vật rơi vào đường thở. Tôt nhất là dùng dụng cụ làm ấm, làm ẩm mở khí quản (mũi nhân tạo ) để lọc khí, làm ấm và làm ẩm khí thở cho bệnh nhi.

+ Sử dụng máy tạo hơi nước để tạo độ ẩm, nhất là trong mùa đông.

+ Tránh khói thuốc lá hoặc người bị cúm hay các bệnh truyền nhiễm khác. Tốt nhất là trang bị máy lọc không khí đồng thời tạo ẩm không khí.

+ Rửa tay là điều kiện rất quan trọng tránh lây nhiễm. Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.

+ Tiêm phòng vacxin đầy đủ

+ Hạn chế đến nơi đông người hoặc nhiều người thăm hỏi.

+ Lưu ý an toàn khi ngủ, tránh chăn màn có thể bịt vào lỗ thở.

+ Theo doĩ nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ hàng ngày.

+ Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

4- Vấn đề dinh dưỡng và ngôn ngữ cho trẻ có mở khí quản

+ Uống nhiều nước và ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung rau và trái cây

+ Hút sạch đờm rãi trước khi cho trẻ ăn, không nên hút trong và sau bữa ăn gây ho, sặc, ngạt thở.

+ Giám sát chặt khi trẻ ăn tránh rơi thức ăn vào đường thở - tham khảo BN mở khí quản luu ý khi ăn

+ Cẩn thận khi tắm rửa tránh bắn nước vào đường thở gây ho sặc và ngạt thở.

+ Khi trẻ phải duy trì ống mở khí quản trên 6 tháng có nguy cơ ảnh hưởng đến ngôn ngữ và biểu cảm ngôn ngữ, cần cung cấp sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, chữa viết hoặc sự tư vấn từ các nhà ngôn ngữ học.

5- Xử lý khi có tai biến + Đưa trẻ đi khám định ký đúng qui định để bác sĩ kiểm tra và thay ống mở khí quản. Nếu bị tuột ống mở khí quản hoặc tắc canuyn thì phải bình tĩnh xử lý như sau:

- Giữ bình tĩnh

- Nếu tuột thì lắp ngay ống cũ hoặc ống mở khí quản dự phòng số nhỏ hơn ( Luôn luôn có 02 ống – 1 ống cỡ nhỏ hơn để dự phòng)

- Nếu không tự làm được thì quan sát, an ủi trẻ, hướng dẫn trẻ thở bằng miệng và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Bóp bóng trên đường đi. - Nếu do tắc ống thì nhỏ nước muối sinh lý rồi hút đờm rãi qua canuyn.

- Gọi cấp cứu hoặc người hỗ trợ.

#meplus, #merinco

#tbytmeplus, #mokhiquan

>