Hiển thị
trên 1 trang
Làm việc, vận động và đi du lịch khi có hậu môn nhân tạo Làm việc, vận động và đi du lịch khi có hậu môn nhân tạo
Làm việc, vận động và đi du lịch khi có hậu môn nhân tạo

Những hoạt động thể chất nào phù hợp với loại hậu môn nhân tạo của bạn?

Tập thể dục hàng ngày là rất cần thiết để giữ gìn sức khỏe và giúp cho cơ thể hoạt động tốt. Việc có hậu môn nhân tạo không thể ngăn cản bạn thể dục thể thao như trước đây. Trên thực tế, rất nhiều người có lỗ thông nhân tạo vẫn tham gia chạy cự ly, nâng tạ, trượt tuyết, bơi lội và nhiều môn thể thao khác. Dù vậy nhưng quan trọng bạn cần phải nắm rõ được những hoạt động thể chất nào là an toàn hay không an toàn đối với lỗ thông của mình. Song cũng nên cân nhắc mặc các loại áo dài hoặc quần tập thể dục cạp cao hơn thắt lưng, tùy thuộc vào vị trí của lỗ.

Dưới đây là những gợi ý và lời khuyên dành cho những người có hậu môn nhân tạo ở bụng, chẳng hạn như tại ruột kết, hồi tràng hay niệu quản.

Hạn chế các môn thể thao đối kháng

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên nên tránh các môn thể thao đối kháng (như bóng đá) vì những môn thể thao này có tính va chạm cao dễ gây thương tổn tới hệ thống hậu môn nhân tạo. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham gia những môn thể thao này một cách an toàn nếu đảm bảo được các biện pháp bảo vệ đặc biệt. Vì vậy, hãy trao đổi, nói chuyện với bác sĩ điều trị để nắm được những điều cần lưu ý đối với tình trạng cá nhân của bạn.

Có thể bơi lội và chơi các môn thể thao dưới nước khác

Những người có hậu môn nhân tạo vẫn có thể vận động dưới nước sau khi đã cố định vị trí túi. Nhưng để đảm bảo vệ sinh khi bơi dù ở biển hay bể bơi thì bạn nên sử dụng túi hậu môn nhân tạo kín (dán kín 4 góc). Hãy lưu ý một vài điểm sau:

  • Nên sử dụng dây nịt đeo túi hậu môn nhân tạo vì bạn có thể đeo nó xuống nước.
  • Có thể sử dụng băng dính chống thấm để dán quanh viền túi để bảo vệ.
  • Đổ hết chất thải trong túi trước và nhớ ăn nhẹ trước khi bơi.

Nếu bạn mở khí quản, bạn có thể gặp nhiều hạn chế hơn so với những người mở hậu môn nhân tạo. Nguyên nhân là do lỗ mở khí quản liên quan trực tiếp tới đường thở của bạn. Bạn sẽ phải đặc biệt cẩn thận khi tham gia các hoạt động thể chất liên quan tới nước. Đồng thời, cũng phải chú ý tới những vật có hại khác có thể lọt vào ống canuyu mở khí quản như một số loại hạt, vật thể nhỏ hay các hợp chất có trong không khí.  

Ngoài ra, không thể bỏ qua việc lựa chọn đồ bơi. Những bộ đồ bơi có lớp lót bên trong trông sẽ thẩm mỹ hơn. Đồ bơi có màu tối hay nhiều hoa văn cũng giúp che đi lỗ thông nhân tạo của bạn.

Đối với phái nữ: 

  • Cân nhắc lựa chọn váy bơi liền thân vì lớp bèo nhún sẽ giúp che đi túi hậu môn nhân tạo.
  • Có thể mặc những loại đồ lót co dãn chuyên dụng dưới lớp đồ bơi.

Đối với nam giới:

  • Thử mặc những chiếc quần bơi có cạp cao hoặc ống quần dài hơn bình thường.
  • Có thể tìm mua những loại quần đùi mặc khi đạp xe hoặc những loại đồ lót hỗ trợ mặc dưới đồ bơi. Hãy tham khảo những cửa hàng bán dụng cụ y tế chuyên dụng.
  • Một số người thích mặc áo ba lỗ hoặc quần ngắn nếu hậu môn nhân tạo ở phía trên thắt lưng.

Đi du lịch khi có hậu môn nhân tạo cần chuẩn bị và lưu ý những gì?

Người có hậu môn nhân tạo có thể đi du lịch bằng bất cứ phương tiện giao thông nào. Giống như một người khỏe mạnh bình thường, bạn có thể đi leo núi cắm trại, đi tàu thủy trên biển hoặc đi máy bay. Dưới đây là một số mẹo khi đi du lịch dành cho bạn:

  • Nắm rõ những gì nên và không nên làm đối với tình trạng của cá nhân của bạn trước khi tham gia vào bất cứ loại hình du lịch và hoạt động thể chất nào.
  • Mang dư thuốc và đồ dùng y tế cho suốt cả chuyến đi để bạn không phải mua tại địa điểm du lịch cũng như để đề phòng các trường hợp ngoài ý muốn. Mang gấp đôi những gì bạn cần, ngay cả khi bạn có thể sẽ không cần đến, vì bạn có thể không tìm thấy chúng tại địa điểm du lịch.
  • Sử dụng túi nhựa trong suốt có khóa (túi zipper) để đựng túi hậu môn nhân tạo và các đồ dùng y tế khác, tuy nhiên, hãy lưu ý vì một vài đất nước hoặc thành phố có thể có luật riêng đối với chất thải y tế có chứa dịch cơ thể.
  • Chuẩn bị kỹ càng trước khi rời khỏi nhà. Tìm hiểu xem bạn có thể mua các đồ dùng y tế ở đâu tại nơi mà bạn đến. 

Nếu di chuyển bằng ô tô

  • Dây an toàn sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ thống túi hậu môn nhân tạo tại các vị trí trong ở bụng khi bạn tìm được một tư thế thoải mái.
  • Nhớ bảo quản thuốc và các đồ dùng y tế tại vị trí khô ráo thoáng mát trong xe ô tô của bạn, tránh các chỗ có nhiệt độ cao cũng như ánh nắng mặt trời như cốp xe hoặc cạnh cửa sổ.

Nếu di chuyển bằng máy bay

  • Hành lý ký gửi đôi lúc có thể bị thất lạc hoặc đến sau. Vì vậy, hãy luôn mang theo thuốc và những dụng cụ y tế cần thiết ở cả hành lý xách tay của bạn. Bạn có thể cất chúng trong ba lô hoặc túi đựng đồ dùng cá nhân cho dễ tìm. 
  • Thông thường, bạn có thể mang theo đồ dùng y tế trong hành lý xách tay mà không gặp vấn đề gì kể cả khi đi qua cổng an ninh. Trước khi đi, hãy tìm kiếm thông tin chi tiết tại các trang thông tin chính thức của sân bay hoặc hãng hàng không.

Nếu du lịch nước ngoài

  • Để tránh các vấn đề với hải quan cũng như khi kiểm tra hành lý, cần mang theo giấy xác nhận của bác sĩ có ghi rõ tình trạng của bạn phải mang theo thuốc và đồ dùng y tế bên mình. Nếu cẩn thận hơn, hãy dịch giấy tờ này sang thứ tiếng của quốc gia bạn chuẩn bị đến để tránh những vấn đề phát sinh không đáng có.
  • Kiểm tra trước xem bảo hiểm y tế của bạn có sử dụng được ở nước ngoài hay không hoặc mua bảo hiểm du lịch chuyên dụng. Tìm trước danh sách các bệnh viện ở quanh khu vực bạn sẽ đến thăm.
  • Tiêu chảy là một vấn đề rất thường gặp với khách du lịch tại nước ngoài. Nguyên nhân phổ biến là do nước hoặc thức ăn không đảm bảo vệ sinh; ngoài ra, cũng có thể do cơ thể chưa thích ứng được với sự thay đổi của khí hậu, thức ăn và đồ uống tại nơi du lịch. Do đó, cẩn thận khi ăn các loại trái cây chưa gọt vỏ hay rau sống. Nếu bạn cảm thấy nguồn nước uống không sạch sẽ và không an toàn thì tốt nhất là nên dùng nước đóng chai hoặc nước đun sôi, kể cả khi đánh răng. Đối với những trường hợp có lỗ thông hồi tràng nhân tạo, cơ thể có thể bị mất nước và khoáng chất nhanh chóng khi bị tiêu chảy. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn thuốc để chống mất nước và các chất điện giải. Hãy mua chúng trước khi đi du lịch và mang theo bên mình.
Cách nuôi ăn bằng xông nuôi ăn (dinh dưỡng qua đường ống) Cách nuôi ăn bằng xông nuôi ăn (dinh dưỡng qua đường ống)
Cách nuôi ăn bằng xông nuôi ăn (dinh dưỡng qua đường ống)

Nuôi ăn qua xông là gì?

Nuôi ăn qua xông hay còn gọi là dinh dưỡng qua đường ống, là phương pháp sử dụng một ống thông mềm và dẻo để đưa dưỡng chất và chất lỏng vào cơ thể khi bạn không thể nhai hoặc nuốt được. Ngoài việc cùng cấp dinh dưỡng, ống xông nuôi ăn này còn có thể được dùng để đưa thuốc vào cơ thể khi cần thiết.

Hãy hình dung khi thức ăn không thể đi theo con đường tiêu hóa thông thường, từ miệng qua thực quản xuống dạ dày rồi đến ruột non thì xông nuôi ăn sẽ như một con đường thay thế giúp đảm nhận vai trò này. Tùy vào vị trí đầu ra của của ống, dưỡng chất có thể được đưa trực tiếp đến dạ dày (nơi tiêu hóa thức ăn) hoặc ruột non (nơi hấp thụ dưỡng chất).

Các loại xông nuôi ăn

Nếu bệnh nhân chỉ cần nuôi ăn qua ống trong thời gian ngắn dưới 4-6 tuần, các bác sĩ thường khuyên dùng xông nuôi ăn mũi - dạ dày hoặc xông nuôi ăn mũi - ruột non. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể được sử dụng để kiểm tra khả năng dung nạp dinh dưỡng của cơ thể. Các loại ống xông nuôi ăn phổ biến như:

  • Ống thông mũi - dạ dày (NG): Dẫn từ mũi xuống dạ dày.
  • Ống thông mũi - tá tràng (ND): Dẫn từ mũi đến tá tràng, đây là phần đầu tiên của ruột non.
  • Ống thông mũi - hỗng tràng (NJ): Dẫn từ mũi đến hỗng tràng, đây là phần thứ hai của ruột non.

Với nhưng trường hợp cần nuôi ăn qua xông trong thời gian dài hơn trên 4-6 tuần, các bác sĩ có thể đề nghị đặt ống thông trực tiếp vào dạ dày hoặc ruột non qua thành bụng, hay còn gọi là ống mở dạ dày qua da. Các loại ống mở dạ dày qua da bao gồm:

  • Ống thông dạ dày (ống G): Đưa trực tiếp vào dạ dày.
  • Ống thông hỗng tràng (ống J): Đưa trực tiếp vào hỗng tràng.
  • Ống thông dạ dày - hỗng tràng (ống GJ): Đưa vào dạ dày nhưng có một nhánh thông xuống hỗng tràng. Loại ống này có 2 nhánh, trong đó nhánh G dùng để dẫn lưu dịch dạ dày và đưa thuốc, nhánh J dùng để cung cấp dinh dưỡng trực tiếp vào hỗng tràng.

Khi nào cần nuôi ăn qua xông?

Bác sĩ có thể chỉ định nuôi ăn qua ống nếu bạn không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng bằng đường miệng, đặc biệt trong trường hợp gặp khó khăn khi nhai hoặc nuốt (chứng khó nuốt - dysphagia).

Xông nuôi ăn giúp duy trình quá trình trao đổi chất và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Các tình trạng cần nuôi ăn qua ống bao gồm:

  • Rối loạn ăn uống nghiêm trọng.
  • Ung thư vùng đầu và cổ hoặc chấn thương ảnh hưởng đến khả năng nuốt.
  • Bệnh lý đường tiêu hóa như hẹp thực quản hoặc rối loạn nhu động ruột (tình trạng các cơ và dây thần kinh trong hệ tiêu hóa không hoạt động như bình thường).
  • Rối loại hấp thụ dinh dưỡng chẳng hạn như bệnh Crohn nặng hoặc bệnh celiac.
  • Hậu phẫu thuật hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng nuốt.
  • Rối loạn thần kinh, bao gồm đột quỵliệt.
  • Hôn mê hoặc mất ý thức kéo dài.

Trong một số trường hợp, xông nuôi ăn được chỉ định như một phần của dịch vụ chăm sóc cuối đời để giúp những giây phút cuối đời giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, quyết định có sử dụng hay không là vấn đề cá nhân và cần được thảo luận với bác sĩ.

Cách nuôi ăn bằng xông nuôi ăn (dinh dưỡng qua đường ruột)

Xông nuôi ăn silicone Mepro sử dụng dài ngày

 

Quy trình nuôi ăn qua xông

Quá trình nuôi ăn qua xông diễn ra như thế nào?

Trải nghiệm sử dụng sẽ phụ thuộc vào loại xông nuôi ăn và lý do cần sử dụng. Trong thời gian nằm viện, đội ngũ bác sĩ và y tá sẽ đảm nhận việc cho ăn và vệ sinh ống. Nếu bệnh nhân cần tiếp tục sử dụng ống tại nhà, bệnh nhân và người thân, người chăm sóc sẽ được hướng dẫn sử dụng và chăm sóc ống nuôi ăn tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần hỗ trợ đặt ống bởi bác sĩ để đảm bảo quá trình nuôi ăn diễn ra an toàn và hiệu quả.

Đặt xông nuôi ăn

Hầu hết các xông nuôi ăn đều được đặt tại bệnh viện. Việc đặt ống được thực hiện ngay tại giường bệnh hoặc thông qua các thủ thuật xâm lấn hơn. Trước khi thực hiện, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ và tạm ngừng các thuốc loãng máu (như aspirin). Trong quá trình đặt ống, bệnh nhân sẽ được gây mê và an thần để tránh đau đớn. Thủ thuật thường kéo dài khoảng 30 phút.

Các phương pháp đặt xông nuôi ăn phổ biến:

  • Đặt qua đường mũi: Bác sĩ sẽ luồn ống vào mũi qua cổ họng và thực quản xuống dạ dày. Ống xông được bôi trơn và bệnh nhân có thể được dùng thuốc tê để giảm khó chịu. Đôi khi, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhấp một ngụm nước qua ống hút trong quá trình thực hiện để hỗ trợ đẩy ống đi xuống.
  • Đặt qua nội soi: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi (ống mềm có gắn camera) để đưa vào miệng, xuống thực quản đến dạ dày. Nhờ camera bác sĩ có thể xác định vị trí chính xác để rạch một vết nhỏ trên bụng và đưa ống vào. Các loại xông nuôi ăn sử dụng nội soi bao gồm ống mở dạ dày qua da (PEG) và ống nội soi dạ dày hỗng tràng qua da (PEG-J). 
  • Đặt qua X-quang: Bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh X-quang để xác định vị trí chính xác trước khi tạo vết rạch và đặt ống. Phương pháp này thường được áp dụng đặt cho ống qua X-quang vào dạ dày (RIG) và đặt ống qua X-quang vào hỗng tràng (PRJ).
  • Đặt qua phẫu thuật: Bác sĩ thực hiện phẫu thuật mở ổ bụng hoặc sử dụng phương pháp nội soi ổ bụng - tạo một vài vết rạch nhỏ, đưa camera vào để quan sát và đặt ống vào đúng vị trí.

Trước khi thực hiện, hãy hỏi bác sĩ về phương pháp đặt ống để biết cách chuẩn bị và những điều cần lưu ý.

Cách bơm ăn qua xông nuôi ăn

Có 2 cách bơm nuôi ăn:

  1. Dùng bơm tiêm hoặc máy bơm nuôi ăn để đưa chất dinh dưỡng từ túi nuôi ăn vào cơ thể.
  2. Kết nối với túi treo trên giá hoặc móc, nhờ trọng lực để đưa dưỡng chất xuống qua ống.

Tần suất ăn qua xông nuôi ăn phụ thuộc vào loại ống bệnh nhân dùng: 

  • Theo bữa ăn: Đây được gọi là kiểu nuôi ăn bolus. Chất dinh dưỡng được truyền vào những thời điểm cố định trong ngày, giống như các bữa ăn thông thường. Kiểu ăn này thường chỉ áp dụng cho ống xông đặt vào dạ dày vì dạ dày có khả năng lưu trữ thực phẩm và xử lý lượng lớn thức ăn.
  • Liên tục: Nếu xông nuôi ăn được đặt vào ruột non (tá tràng hoặc hỗng tràng), bệnh nhân sẽ cần tiếp nhận dưỡng chất liên tục với lượng nhỏ, vì ruột non không thể chứa nhiều thực phẩm cùng lúc.

Bác sĩ sẽ xác định công thức dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo bệnh nhân nhận đủ nước, vitamin, khoáng chất và calo. Có nhiều công thức dinh dưỡng với hàm lượng calo và dưỡng chất khác nhau, bao gồm công thức riêng dành cho các bệnh lý như suy thận. Nếu cần, bác sĩ có thể điều chỉnh công thức để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và khả năng dung nạp của bệnh nhân. Xem thêm Thực đơn nuôi ăn qua xông cho bệnh nhân.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi nuôi ăn, bệnh nhân nên:

  • Ngồi ngả lưng ở góc 45 độ khi ăn và giữ tư thế này trong vài giờ sau bữa ăn để tránh biến chứng như viêm phổi do hít sặc (khi dưỡng chất vào đường thở và phổi gây nhiễm trùng).
  • Không bao giờ đưa bất kỳ loại đồ uống có ga nào vào ống nuôi ăn vì có thể gây tắc nghẽn hoặc tổn thương ống.

Chăm sóc xông nuôi ăn và vị trí đặt xông

Để tránh tắc nghẽn và nhiễm trùng, cần chăm sóc ống xông và vùng xung quanh cẩn thận.

Chăm sóc vị trí đặt xông nuôi ăn

  • Rửa sạch bằng xà phòng và nước ít nhất 1 lần mỗi ngày, hoặc nhiều hơn nếu có dịch rỉ ra. Nếu có dịch tiết hay liên hệ bác sĩ để nhận băng gạc y tế hoặc kem bảo vệ da.
  • Giữ vùng da khô ráo vì vi khuẩn đễ phát triển trong môi trường ẩm.
  • Lau sạch lớp vảy khô nếu có trên ống xông nuôi ăn mũi dạ dày.
  • Báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, đau, tiết dịch mủ hoặc vùng da bị nóng lên.

Cách chăm sóc vệ sinh ống nuôi ăn:

  • Súc rửa ống thường xuyên: Dùng nước ấm để rửa ống trước và sau khi cho ăn hoặc dùng thuốc để tránh tắc nghẽn. Ngay cả khi không sử dụng, vẫn nên rửa ống mỗi ngày để giữ nó sạch sẽ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách rửa ống nuôi ăn trước khi xuất viện.
  • Thay ống định kỳ: Một số ống có đầu bằng nhựa cứng hơn cần được thay hàng năm. Các loại ống có bóng cố định cần thay mỗi 3 - 6 tháng một lần. Hỏi bác sĩ để biết lịch thay thế phù hợp.
  • Đến ngay phòng cấp cứu nếu ống bị rơi ra: Nếu ống mới được đặt vào bụng, vị trí đặt giữa dạ dày hoặc ruột non và bên ngoài cơ thể chưa ổn định hoàn toàn và cần 6-8 tuần để ổn định. Nếu ống bị rơi hoặc bị kéo ra trước thời giãn này, thì đây là tình huống khẩn cấp và cần được xử lý ngay lập tức.

Lợi ích và rủi ro khi sử dụng xông nuôi ăn

Rủi ro khi sử dụng ống xông nuôi ăn

Sau khi đặt xông nuôi ăn, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhẹ ở vùng bụng trong vài ngày đầu kèm theo một chút dịch rỉ ra từ vị trí đặt ống - đây là hiện tượng bình thường. Khi cơ thể dần thích nghi với phương pháp nuôi ăn mới, bệnh nhân cũng có thể gặp một số tác dụng phụ tạm thời chẳng hạn như tiêu chảy.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm đau nếu cần và điều chỉnh công thức dinh dưỡng hoặc tần suất cho ăn để giúp hệ tiêu hóa thích nghi tốt hơn.

Mặc dù nguy cơ biến chứng không cao nhưng một số vấn đề có thể xảy ra bao gồm:

  • Kích ứng hoặc tổn thương niêm mạch mũi (đối với ống xông nuôi ăn mũi dạ dày).
  • Ống thông dạ dày bị tắc, hỏng hoặc lệch khỏi vị trí đặt.
  • Nhiễm trùng hoặc rò rỉ dịch dạ dày tại vị trí đặt ống.
  • Các vấn đề tiêu hóa kéo dài như táo bón, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
  • Viêm phổi do hít sặc khi dưỡng chất đi vào phổi thay vì đường tiêu hóa.

Thời gian sử dụng xông nuôi ăn

Thời gian sử dụng ống xông tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Có trường hợp chỉ cần dùng trong vài tuần hoặc vài tháng, nhưng có trường hợp xông nuôi ăn là giải pháp dài hạn để cung cấp dinh dưỡng, thuốc và nước cho cơ thể.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Để đảm bảo an toàn, bạn cần chăm sóc xông nuôi ăn theo hướng dẫn của bác sĩ và giữ vị trí đặt ống luôn sạch sẽ. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp phải các dấu hiệu sau: 

  • Đau, đỏ, sưng hoặc chảy dịch bất thường quanh vị trí đặt ống.
  • Ống bị tắc và không thể thông bằng cách xả nước ấm nhẹ nhàng. Tuyệt đối không dùng vật cứng hoặc dây kim loại để cố găng thông tắc ống.
  • Ống bị tuột ra ngoài, đây là trường hợp khẩn cấp và bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Tham khảo nguồn Cleveland Clinic

 

Có cần mang vớ giãn tĩnh mạch khi đi ngủ không? Có cần mang vớ giãn tĩnh mạch khi đi ngủ không?
Có cần mang vớ giãn tĩnh mạch khi đi ngủ không?

Có cần mang vớ giãn tĩnh mạch khi đi ngủ không?

Thông thường, bạn không cần mang vớ giãn tĩnh mạch khi đi ngủ, trừ khi có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ. Vì khi nằm, chân nằm ngang với tim nên lực tác động lên tĩnh mạch giảm, máu lưu thông dễ dàng hơn. Việc mang vớ khi ngủ có thể gây khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến tuần hoàn nếu không cần thiết.

Một số trường hợp như suy tĩnh mạch nặng, phù chân nhiều hoặc sau phẫu thuật có thể được bác sĩ khuyến nghị mang vớ cả khi ngủ.

Khi nào thì dùng vớ y khoa loại gối, khi nào dùng vớ y khoa loại đùi?

Vớ y khoa giãn tĩnh mạch Cody

Vớ giãn tĩnh mạch Cody là một trong những sản phẩm vớ y khoa chất lượng đã được kiểm chứng qua thực tế sử dụng. Vớ có áp lực 20-30mmHg phù hợp cho người bị giãn tĩnh mạch mức trung bình, có triệu chứng rõ rệt như đau nhức, phù chân, nặng chân hoặc được bác sĩ chỉ định. Sản phẩm được dệt từ sợi tổng hợp cho độ bền lâu dài và kiểm soát tốt độ co giãn hai chiều. Kỹ thuật dệt vớ tiến tiến, không gây cộm và có khả năng thấm hút tốt giúp bảo vệ làn da khi mang lâu dài ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức. Vớ giãn tĩnh mạch Cody có các kích cỡ khác nhau phù hợp với mọi đối tượng, đảm bảo sự vừa vặn và hiệu quả tối ưu.

Nòng trong canuyn mở khí quản mua đúng size là dùng được hay sao? Nòng trong canuyn mở khí quản mua đúng size là dùng được hay sao?
Nòng trong canuyn mở khí quản mua đúng size là dùng được hay sao?

Nòng trong canuyn mở khí quản mua đúng size là dùng được hay sao?

Nòng trong canuyn mở khí quản đúng size thôi chưa đủ mà phải đúng hãng, đúng loại với nòng ngoài canuyn thì mới lắp vừa.

Nòng trong canuyn mở khí quản mua đúng size là dùng được hay sao?

Nòng ngoài và nòng trong của canuyn mở khí quản 2 nòng Mera Sofit

Canuyn mở khí quản 2 nòng Mera Sofit là loại một trong những loại ống mở khí quản chất lượng cao, thiết kế gồm nòng ngoài và nòng trong có thể tháo rời, giúp dễ dàng vệ sinh và thay thế. Ưu điểm nổi bật của dòng canuyn này là nòng trong thay thế tiện lợi, dễ tìm mua trên thị trường, giúp duy trì thông khí an toàn và giảm nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt phù hợp với bệnh nhân cần chăm sóc dài ngày.

Mera Sofit có đầy đủ các loại bao gồm:

Với thiết kế hiện đại, chất liệu an toàn và khả năng thay thế linh hoạt, Mera Sofit là lựa chọn đáng tin cậy cho cả bệnh viện lẫn chăm sóc tại nhà.

Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam
Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Tổng quan về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Ống thông tiểu nam là một dụng cụ y tế để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài cơ thể, thường sử dụng cho những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện hay tiểu không tự chủ. Trong đó, phổ biến nhất là loại ống thông tiểu đặt bên trong (hay còn gọi là ống thông tiểu liên tục), được đưa trực tiếp vào niệu đạo để dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này có tính xâm lấn, tiếp xúc liên tục với da và các cơ quan nội tạng, dễ gây đau rát hoặc kích ứng.

Từ nhu cầu cần một giải pháp nhẹ nhàng và an toàn hơn, các loại ống thông tiểu ngoài cho nam đã ra đời như capot tiểu nam hay dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam, được thiết kế bao phủ bên ngoài dương vật giúp dẫn lưu nước tiểu một cách kín đáo và không xâm lấn. 

Nổi bật trong dòng sản phẩm này là dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam PitrMed - một cải tiến thực sự khác biệt. Đây là loại ống thông tiểu hoàn toàn bên ngoài, không xâm lấn, mang lại nhiều lợi ích thiết thực: chống rò rỉ, thoải mái, vệ sinh và có thể tái sử dụng. Thiết kế phù hợp với vóc dáng cơ thể giúp giải quyết các vấn đề thường gặp như gây đau khi đặt ống hoặc hiện tượng co rút dương vật. Với PitrMed, người dùng có thể yên tâm sử dụng mà không còn lo lắng về rò rỉ hay những phiền toái khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam PitrMed tiện lợi, dễ sử dụng

Đặc điểm của các ống thông tiểu nam

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại ống thông tiểu nam khác nhau, mỗi loại phù hợp với từng nhu cầu và tình trạng cụ thể của người dùng. Việc lựa chọn đúng loại cần dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro của từng loại, cũng như yếu tố thoải mái và lối sống sinh hoạt hàng ngày.

Dưới đây là một số loại ống thông tiểu thường được sử dụng:

  • Ống thông tiểu liên tục: Đây là loại ống có tính xâm lấn cao, được đưa trực tiếp vào bàng quang thông qua niệu đạo và được đặt bởi nhân viên y tế. Thường phải thay mới sau mỗi 2 đến 4 tuần.
  • Capot tiểu nam: Loại này được đeo vào dương vật tương tự như bao cao su, sau đó nối với một túi đựng nước tiểu qua một ống dẫn nước tiểu. Đây là phương án ít xâm lấn hơn, nhưng nếu không được gắn đúng cách hoặc không vệ sinh thường xuyên, loại ống này có thể gây kích ứng da và nhiễm trùng. Ngoài ra, việc sử dụng keo dán để cố định có thể làm da bị kích ứng nặng hơn.

Tại sao nên chọn dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam?

Các loại ống thông tiểu truyền thống kể trên thường đi kèm nhiều bất tiện như khó sử dụng, gây khó chịu và thậm chí là kích ứng cao. Trong khi đó, dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam PitrMed là một lựa chọn tiện lợi và thoải mái, có thể sử dụng tại nhà mà không cần thủ thuật y tế.

Đặc biệt, đối với nam giới bị co rút dương vật, nhiều loại capot tiểu thường không vừa khít, dễ bị tuột và gây rò rỉ. Ngược lại, dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam như PitrMed được thiết kế đặc biệt để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

Ưu điểm của dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam PitrMed đối với người tiểu không tự chủ:

  • Không xâm lấn, không đau: Không cần phẫu thuật hay đưa thiết bị vào bên trong cơ thể.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu: Không tiếp xúc trực tiếp với niệu đạo nên ít gây nhiễm trùng hơn.
  • Dễ dàng đặt mua và sử dụng tại nhà.
  • Thoải mái và tiện dụng: Thiết kế ôm theo đường cong cơ thể giúp ngăn rò rỉ nước tiểu. Capot silicon có van đóng/mở thoát hơi và có thể nối với bất kỳ loại túi đựng nước tiểu nào.

Đặc điểm của dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam PitrMed

  • Không gây đau, đảm bảo vệ sinh.
  • Có một kích thước tiêu chuẩn cho nam giới trường thành.
  • Capot silicon an toàn, có van đóng/mở thoát hơi, không gây nóng và bí khi dùng trong thời gian dài.
  • Đai quần cố định capot có thể điểu chỉnh, giữ capot đúng vị trí tại vùng sinh dục.
  • Phù hợp cho cả tư thế nằm và đi lại.
  • Đi kèm 2 loại túi đựng nước tiểu cho ban ngày và ban đêm, có thể tái sử dụng.

Cách dùng dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam Pitrmed

Có 4 bước sử dụng như sau:

1. Vệ sinh vùng tiếp xúc

Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Bước 1

 

Làm sạch và lau khô kỹ vùng da sẽ tiếp xúc với dụng cụ để đảm bảo vệ sinh và tránh kích ứng. Làm sạch vùng kín bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, có thể cắt tỉa bớt lông để tránh vướng víu.

2. Kiểm tra dụng cụ

Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Bước 2

 

Capot tiểu đã được đặt đúng vị trí bên trong đai quần và được nối với túi đựng nước tiểu qua ống dẫn nước tiểu.

3. Mặc quần và điều chỉnh

Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Bước 3

 

Mặc quần vào, đặt dương vật vào bên trong capot, sau đó sử dụng các nút cài để điều chỉnh sao cho ôm khít cơ thể, không quá lỏng để tránh rò rỉ và không quá chật để đảm bảo thoải mái.

4. Cố định túi đựng nước tiểu

Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Bước 4

Khi nằm ngủ, treo túi bên cạnh giường, thấp hơn cơ thể. Khi đứng hoặc di chuyển, có thể cố định túi chứa nước tiểu vào bắp chân hoặc vị trí chân nào bạn cảm thấy thoải mái, dễ vận động nhất.

Cách vệ sinh và bảo quản dụng cụ hỗ trợ tiểu nam Pitrmed

Bạn nên làm sạch bộ chụp tiểu và túi đựng nước tiểu thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng.  

Vệ sinh capot silicon 

  • Rửa kỹ cả trong và ngoài bằng xà phòng và nước sạch.
  • Để khô tự nhiên ở nơi sạch thoáng

Vệ sinh túi đựng nước tiểu

  • Rửa sơ túi: Đổ nước lạnh vào túi, lắc nhẹ, sau đó đổ nước ra bồn cầu. Lặp lại bước này một lần nữa.
  • Khử trùng túi: Pha dung dịch theo một trong hai cách sau: 1 phần thuốc tẩy (bleach) với 10 phần nước, hoặc 1 phần giấm trắng với 3 phần nước. Sau đó đổ dung dịch vào túi và để ngâm trong ít nhất 30 phút.
  • Xả sạch lại và phơi khô: Đổ bỏ dung dịch khử trùng vào bồn cầu, tráng lại túi bằng nước ấm, sau đó để khô tự nhiên ở nơi thoáng mát.

Tham khảo nguồn Vast Medic

 

Rò rỉ hậu môn nhân tạo: Tình trạng chung và Biểu hiện Rò rỉ hậu môn nhân tạo: Tình trạng chung và Biểu hiện
Rò rỉ hậu môn nhân tạo: Tình trạng chung và Biểu hiện

Tổng quan

Phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo là thủ thuật đưa một đầu của ruột già ra ngoài qua thành bụng để tạo lỗ thải, thay thế hậu môn thật. Phân thoát ra ngoài qua lỗ thông này và chảy vào một chiếc túi dán bên ngoài cơ thể, được gọi là túi đựng chất thải hậu môn nhân tạo.

Rò rỉ hậu môn nhân tạo: Tình trạng chung và Biểu hiện

Túi hậu môn nhân tạo 1 mảnh Seasight khóa cuộn tiện lợi, đóng túi chắc chắc tránh rò rỉ

Khoảng 100.000 ca phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo được thực hiện mỗi năm tại Hoa Kỳ. Các ca mở hậu môn nhân tạo sau khi được chẩn đoán ung thư ruột hoặc viêm ruột (IBD).

Rò rỉ chất thải là một trong những vấn đề thường gặp khi đeo túi hậu môn nhân tạo. Nếu nhận thấy túi hậu môn nhân tạo bị rò rỉ, điều quan trọng là phải thay túi và làm sạch da để tránh kích ứng.

Nhận biết rò rỉ túi hậu môn nhân tạo

Rò rỉ túi hậu môn nhân tạo là một vấn đề phổ biến đã được báo cáo ở khoảng từ 17% đến 87% số người trong các nghiên cứu khác nhau. Trong Ostomy Life Study năm 2019, các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 54.000 người có lỗ thông hậu môn nhân tạo từ 17 quốc gia. Trong số những người phản hồi, 76% số người cho biết bị rò rỉ ít nhất một lần mỗi tháng.

Trong nghiên cứu trước đó của Ostomy Life Study, 91% người tham gia cho biết họ lo ngại về việc rò rỉ hậu môn nhân tạo.

Bạn có thể nhận thấy mùi hôi bốc ra từ túi hậu môn nhân tạo nếu bị rò rỉ. Túi hậu môn nhân tạo thường không gây mùi khó chịu vì hầu hết các túi hậu môn nhân tạo ngày nay đều có bộ lọc than hoạt tính để giảm mùi khó chịu do chất thải.

Rò rỉ hậu môn nhân tạo: Tình trạng chung và Biểu hiện

Túi hậu môn nhân tạo có bộ lọc than hoạt tính khử mùi thoát khí nhanh chóng, hiệu quả 

Rò rỉ cũng có thể khiến chất thải chảy ra tiếp xúc với da hoặc đế túi hậu môn nhân tạo. Nếu rò rỉ chất thải xảy ra thường xuyên, vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo sẽ gặp các vấn đề như:

  • Kích ứng da
  • Bong tróc từng mảng
  • Phát ban, nổi hạt
  • Đau rát da
  • Ngứa ngáy

Tham khảo nguồn Healthline

Cách trị sẹo sau mổ tuyến giáp Cách trị sẹo sau mổ tuyến giáp
Cách trị sẹo sau mổ tuyến giáp

Khi nào cần mổ tuyến giáp?

Tùy loại bệnh lý, các bệnh nhân tuyến giáp sẽ cần phương pháp điều trị riêng biệt. Một trong số đó sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. 

Những trường hợp cần mổ tuyến giáp:

  • Nghi ngờ có nhân giáp dấu hiệu ung thư. 
  • Ung thư tuyến giáp. 
  • Có nhân giáp hoặc bướu giáp gặp các triệu chứng tại chỗ: chèn ép khí quản, cản trở nhai nuốt hoặc ảnh hưởng tới thẩm mỹ. 
  • Có nhân giáp hoặc bướu giáp gây cường giáp (dư thừa hormone tuyến giáp): bướu nhân độc, đa nhân độc hoặc trong bệnh lý Basedow.  

Đặc điểm sẹo mổ tuyến giáp  

Về cơ bản, mổ tuyến giáp có 2 hình thức: mổ nội soi và mổ phanh. Tuy nhiên, cả hai đều cần thủ thuật cắt rạch vùng da để tiến hành tiếp cận vùng tuyến giáp. Do vậy, sẹo sau mổ tuyến giáp là không thể tránh khỏi. 

Thực chất, sẹo mổ tuyến giáp cũng là một loại sẹo do phẫu thuật. Chúng cũng có giai đoạn liền vết thương tương tự các vết mổ khác. Và sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình hồi phục này. Đặc biệt, ở vị trí tuyến giáp là vùng cổ, nguy cơ để lại sẹo lồi là không thể loại trừ.  

Cách trị sẹo sau mổ tuyến giáp

Với hình thức mổ nội soi, vết cắt ở vùng hõm nách hoặc ngực chỉ cần đủ đưa dụng cụ qua. Do đó, sẹo để lại sẽ nhỏ hơn, dài khoảng 2-3 cm. Còn mổ phanh đòi hỏi vết rạch đủ lớn, khoảng 10 cm ở nếp lằn cổ bóc toàn bộ tuyến giáp.

Chăm sóc sẹo mổ tuyển giáp

Tương tự các vết thương do phẫu thuật khác, vết mổ tuyến giáp cũng cần chăm sóc kỹ lưỡng. Dù vết sẹo để lại ngắn hay dài, chúng ta cũng nên lưu ý: 

  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ và để khô ráo.
  • Thay băng gạc y tế hàng ngày.
  • Theo dõi biểu hiện lành lại vết mổ. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, cần thăm khám bác sĩ ngay.
  • Khi vết thương đã liền miệng, điều trị vết sẹo sớm. 

Cách trị sẹo sau mổ tuyến giáp hiệu quả

Kem trị sẹo/Miếng dán ép sẹo silicone 

Để giảm thiểu sẹo lồi và xóa mờ sẹo sau phẫu thuật tuyến giáp, nên sử dụng ngay miếng dán trị sẹo silicone, gel trị sẹo silicone hoặc kết hợp cả 2 sản phẩm này. 

Công nghệ gel silicone quản lý sẹo đã xuất hiện hơn 30 năm trước, và ngày càng được cải tiến trở hành một trong những giải pháp hàng đầu trong điều trị và ngắn ngừa sẹo xấu. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh hiệu quả của nó đối với sẹo lồi, sẹo thâm và tiếp tục được các bác sĩ phẫu thuật và da liễu khuyên dùng. Thông qua cơ chế giữ ẩm và ức chế tăng sinh collagen, silicone y tế giúp làm mềm, làm phẳng và thu nhỏ kích thước vết sẹo. Bạn có thể mua các sản phẩm trị sẹo trực tuyến tại website merinco.com.vn.

Liệu pháp laser

Áp dụng liệu pháp laser có thể giúp giảm kích thước sẹo lồi sau phẫu thuật, đồng thời cải thiện màu sắc của sẹo nhờ laser có khả năng phá hủy các mạch máu. Tuy nhiên, cần thực hiện theo liệu trình để đạt được kết quả mong muốn.

Tiêm corticoid 

Tiêm corticoid là một trong những cách làm phẳng sẹo lồi hiện được áp dụng phổ biến, có thể làm xẹp và thu nhỏ kích thước sẹo lồi. Phương pháp này có thể kết hợp với miếng dán chống sẹo để phòng sẹo lồi lại. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại một số tác dụng phụ không mong muốn như teo da vùng tiêm, giãn tĩnh mạch, mất sắc tố,…

Phẫu thuật cắt sẹo 

Loại điều trị xâm lấn cao nhất được lựa chọn để điều trị sẹo lồi lớn. Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ cắt bỏ và kéo hai mép vết sẹo lại với nhau hoặc ghép da bằng cách lấy da từ bộ phận khác trên cơ thể để đắp lên vùng sẹo.

 

Nên ăn gì sau khi phẫu thuật hậu môn nhân tạo? Nên ăn gì sau khi phẫu thuật hậu môn nhân tạo?
Nên ăn gì sau khi phẫu thuật hậu môn nhân tạo?

Phẫu thuật hậu môn nhân tạo là mở một lỗ thông dẫn chất thải từ đại tràng ra ngoài thành bụng thoát khỏi cơ thể. Chất thải được chứa trong túi hậu môn nhân tạo. Mở hậu môn nhân tạo có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể ăn uống bình thường để phục hồi cơ thể.

Trong giai đoạn phục hồi, bệnh nhân có thể bắt đầu với đồ ăn dạng lỏng và thêm từ từ từng loại thực phẩm vào chế độ ăn uống. Mọi người cần lưu ý, có những loại thực phẩm có thể dễ tiêu hóa ở người này nhưng chưa chắc đã phù hợp với người khác.

Những thực phẩm nên ăn

Người bệnh đang hồi phục sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo có thể lựa chọn những thực phẩm sau:

  • Sữa ít béo hoặc không béo
  • Sản phẩm sữa không chứa lactose
  • Sữa chua
  • Phô mai
  • Protein nạc
  • Bơ hạt hoặc các loại hạt, dùng 1 lượng nhỏ
  • Carbohydrate ít chất xơ, như mì trắng hoặc bánh mì
  • Rau củ nấu chín
  • Rau xà lách
  • Nước ép trái cây
  • Trái cây gọt vỏ hoặc trái cây lon
  • Trái cây có vỏ dày, chẳng hạn như dưa hấu hoặc dưa lê 

Chế độ ăn nhạt 

Những người mở hậu môn nhân tạo có vấn đề dai dẳng về đường tiêu hóa nên tuân thủ chế độ ăn nhạt. Dưới đây là một số loại đồ ăn tươi, ít chế biến ít chất xơ và dễ tiêu hóa:

  • Nước luộc thịt
  • Đậu phụ
  • Mì ống
  • Củ dền
  • Đậu/đỗ
  • Rau chân vịt
  • Cà rốt
  • Trứng
  • Thịt nạc
  • Nước hoa quả

Hệ tiêu hóa có thể dung nạp thức ăn nhạt tốt hơn thức ăn cay hoặc béo. Thức ăn nhạt cũng ít axit hơn, ít gây khó chịu cho dạ dày hơn.

Người mở hậu môn nhân tạo nên ăn thức ăn được nấu chín vì thức ăn thô sẽ gây khó tiêu.

Chế độ ăn lỏng

Những người đang hồi phục sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo có thể bắt đầu bằng chế độ ăn lỏng trong suốt (clear liquid diet) trước khi chuyển sang thức ăn đặc. Chế độ ăn lỏng được các bác sĩ khuyến nghị cho những người bị bệnh đường tiêu hóa.

Trong chế độ ăn lỏng, người bệnh có thể chọn:

  • Nước trái cây trong, không có bã
  • Nước luộc thịt
  • Thức uống thể thao (thức uống bù nước và điện giải) 
  • Gelatin
  • Nước
  • Trà hoặc cà phê không chứa caffeine

Lời khuyên về thói quen ăn uống

  • Khi mới bắt đầu ăn uống trở lại, nên tiêu thụ một lượng nhỏ và đánh giá quá trình tiêu hóa.
  • Sau khi quản lý tốt chế độ ăn lỏng trong vài ngày, nên bắt đầu bổ sung lại các loại thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa vào chế độ ăn.
  • Sử dụng các chất lỏng ở nhiệt độ phòng. 
  • Tránh đồ uống có ga hoặc chứa caffein vì chúng có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn chậm và nhai kỹ thức ăn để ngăn ngừa sự khó chịu hoặc kích ứng ruột.

Những thực phẩm cần tránh

Sau khi mở hậu môn nhân tạo, người bệnh cần tránh những thực phẩm làm nghiêm trọng thêm hoặc gây viêm đường ruột.

Dưới đây là những loại thực phẩm mà người mở hậu môn nhân tạo nên tránh:

  • Tất cả các loại thực phẩm giàu chất xơ
  • Đồ uống có ga
  • Thực phẩm nhiều chất béo hoặc chiên
  • Trái cây tươi nguyên vỏ
  • Rau sống
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Gia cầm và cá chiên
  • Cây họ đậu
  • Sữa giàu chất béo
  • Đồ ăn cay

Tất cả những thực phẩm này có thể gây hại cho đường ruột trong thời gian người bệnh hồi phục sau phẫu thuật. Người bệnh nên tránh sử dụng cho đến khi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng cho phép.

Phẫu thuật mở khí quản ảnh hưởng đến tuổi thọ không? Phẫu thuật mở khí quản ảnh hưởng đến tuổi thọ không?
Phẫu thuật mở khí quản ảnh hưởng đến tuổi thọ không?

Tổng quan về mở khí quản

Mở khí quản là một thủ thuật được thực hiện khi bệnh nhân gặp khó khăn khi thở. Khó thở có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do tắc nghẽn đường thở hoặc không thể tự thở.

Trong phẫu thuật mở khí quản, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một lỗ mở thông ra da dẫn vào khí quản ở phía trước cổ và đặt một ống mở khí quản vào lỗ thông này để đưa không khí trực tiếp vào phổi, giúp người bệnh duy trì hô hấp.

Tìm hiểu về mở khí quản và bộ mở khí quản

Ống mở khí quản 2 nòng có bóng Mera Sofit tiêu chuẩn Nhật Bản an toàn tuyệt đối

Một số trường hợp có thể chỉ cần phẫu thuật mở khí quản tạm thời, nhưng cũng có những trường hợp phải mở khí quản vĩnh viễn. Hiểu rõ những biến chứng do mở khí quản và liệu chúng có ảnh hưởng đến tuổi thọ hay không có thể giúp bạn có góc nhìn rộng hơn về thủ thuật này.

Tuổi thọ trung bình sau phẫu thuật mở khí quản là bao nhiêu?

Phẫu thuật mở khí quản không phải là yếu tố quyết định tuổi thọ mà quyết định chính là do tình trạng sức khỏe, bệnh lý nền và lý do thực hiện thủ thuật này. Đặc biệt, một số tình trạng bệnh lý mãn tính có thể làm giảm tuổi thọ sau khi mở khí quản. Tương tự như vậy, tuổi tác cũng có thể là yếu tố dự đoán tuổi thọ.

Mặc dù sức khỏe tiềm ẩn thường có ảnh hưởng lớn hơn, nhưng các trường hợp mở khí quản lâu dài CÓ liên quan nhiều hơn đến tuổi thọ ngắn hơn, bất kể ở độ tuổi nào. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng nhất bao gồm trẻ sơ sinh, người hút thuốc và người cao tuổi.

Tuổi thọ của bệnh nhân mở khí quản tạm thời

Trong những trường hợp khẩn cấp, mở khí quản tạm thời được thực hiện để đảm bảo bệnh nhân có thể thở. Nếu người bệnh không mắc các bệnh lý nền nghiêm trọng, thủ thuật này thường không ảnh hưởng nhiều dến sức khỏe tổng thể hay tuôi thọ.

Tuổi thọ của bệnh nhân mở khí quản vĩnh viễn

Những người cần mở khí quản vĩnh viễn thường có xu hướng mắc các bệnh lý mãn tính hoặc nghiêm trọng hơn khiến họ không thể tự thở. Theo các nghiên cứu, bản thân việc mở khí quản không trực tiếp làm giảm tuổi thọ, nhưng khi kết hợp với các bệnh nặng hoặc chấn thương nghiêm trọng thì nguy cơ tử vong có thể tăng cao.

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2016 đã khảo sát 187 bệnh nhân sống phụ thuộc vào mở khí quản nhập viện năm 2009-2015. Những bệnh nhân này được chia thành 3 nhóm dựa trên nguyên nhân phẫu thuật mở khí quản bao gồm bệnh lý phổi, bệnh lý thần kinh và tắc nghẽn đường thở. Trong số này, có 45 bệnh nhân đã tử vong với thời gian sống trung bình là 9,8 tháng sau khi mở khí quản. Tỷ lệ sống sót chung là 83% sau 1 năm và 68% sau 5 năm. Tuy nhiên, trong nhóm tử vong, những người mắc bệnh phổi có thời gian sống ngắn nhất và trẻ em bị bệnh lý thần kinh ít có khả năng rút ống mở khí quản hơn.

Một nghiên cứu khác vào năm 2016 đã tập trung vào nhóm người cao tuổi đang thở máy sau khi mở khí quản trong giai đoạn 1999-2013, bao gồm bệnh nhân nhập viện và được đưa ra từ khoa hồi sức tích cực (ICU). Tổng cộng có 114 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, trong đó 59 người vẫn phụ thuộc máy thở khi xuất viện, còn 55 người đã cai máy thở trước khi rời khỏi ICU. Kết quả cho thấy dù chất lượng cuộc sống không lý tưởng nhưng tỷ lệ sống sót ở cả hai nhóm không khác biệt đáng kể. Sau 1 năm, tỷ lệ sống sót là 73% ở nhóm thở máy và 69% ở nhóm đã cai máy. Sau 5 năm, tỷ lệ này lần lượt là 40% và 42%.

Tương tự như nghiên cứu ở trẻ em, những bệnh nhân gặp vấn đề về phổi thường phải nằm lâu hơn trong ICU, đặc biệt là nếu phụ thuộc vào máy trợ thở. Đáng chú ý, các bệnh nhân trường thành tham gia nghiên cứu đều mắc bệnh mãn tính và được chuyển lên bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị sau khi xuất viện từ cơ sở y tế ban đầu.

Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân mở khí quản liên quan đến COVID-19

Vi rút SARS-CoV-2 là tác nhân gây bệnh COVID-19 có thể gây khó thở nghiêm trong ở các trường hợp nặng. Do đó, một số người mắc COVID-19 nặng phải nhập viện đã cần đến thủ thuật mở khí quản và đặt nội khí quản để hỗ trợ hô hấp và tăng lượng oxy hấp thụ. Điều này đặc biệt phổ biến vào giai đoạn đầu của đại dịch, khi vắc-xin và các loại thuốc điều trị làm giảm các triệu chứng vẫn chưa được phổ biến.

Bệnh nhân mở khí quản

Một nghiên cứu năm 2021 đã phân tích dữ liệu từ những người trưởng thành cần phải mở nội khí quản tạm thời do COVID-19 trong giai đoạn từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2021. Nghiên cứu có 51 người tham gia, phần lớn là nam giới với độ tuổi trung bình là 52. Kết quả cho thấy việc đặt ống nội khí quản tạm thời không ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ tử vong chung lên đến 66,66%. Nguyên nhân tử vong không phải do thủ thuật mở khí quản mà chủ yếu là do diễn tiến nặng của COVID-19 và các bệnh lý nền làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các biến chứng thường gặp khi phẫu thuật mở khí quản

Cũng như bất kỳ ca phẫu thuật nào, mở khí quản cũng có một số rủi ro. Các biến chứng nghiêm trọng dù hiếm gặp nhưng chúng vẫn có thể xảy ra như:

  • Phản ứng dị ứng với thuốc gây mê
  • Hình thành mô sẹo tại vị trí mở khí quản hoặc bên trong khí quản
  • Nhiễm trùng như viêm phổi hoặc viêm khí quản

Ngoài ra, các vấn đề khác có thể phát sinh bao gồm:

  • Tổn thương tuyến giáp
  • Xẹp phổi
  • Hình thành mô hạt (mô liên kết và mạch máu trong đường thở)
  • Tích tụ khí dưới da
  • Tổn thương xung quanh lỗ mở khí quản
  • Hình thành lỗ rò bất thường giữa khí quản và cơ quan khác

Cách phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật mở khí quản

Một trong những cách tốt nhất để hạn chế biến chứng sau phẫu thuật mở khí quản là giữ cho lỗ mở thông và ống mở khí quản luôn sạch sẽ. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sưng đỏ, đau hoặc có dịch tiết bất thường.

Tuân thủ theo các hướng dẫn chăm sóc và khuyến nghị của bác sĩ và y tá, đặc biệt là việc thay ống mở khí quản đúng lịch (thường mỗi 1 - 3 tháng). Xem thêm Cách chăm sóc bệnh nhân mở khí quản. Tránh để ống và lỗ mở khí quản tiếp xúc trực tiếp với nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Với trường hợp mở khí quản tạm thời, lỗ mở khí quản thường tự lành sau khi ống được tháo bỏ. Tuy nhiên với những trường hợp mở khí quản lâu dài, bệnh nhân có thể cần thực hiện thêm phẫu thuật để đóng lỗ mở khí quản.

Tham khảo nguồn Healthline

Hậu môn nhân tạo đại tràng là gì? Hậu môn nhân tạo đại tràng là gì?
Hậu môn nhân tạo đại tràng là gì?

Mở hậu môn nhân tạo đại tràng là gì?

Mở hậu môn nhân tạo đại tràng là phẫu thuật tạo ra một lỗ mở thông từ đại tràng (ruột già) qua thành bụng để dẫn lưu chất thải (phân) ra ngoài cơ thể thay thế cho hậu môn thật. Phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo đại tràng có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, và thường được thực hiện sau các ca phẫu thuật hoặc chấn thương ở ruột. 

Có 2 loại hậu môn nhân tạo đại tràng phổ biến:

  • Hậu môn nhân tạo đại tràng kiểu đầu tận (end colostomy): Phần cuối của đại tràng được đưa ra ngoài qua thành bụng, có thể được gập lại như một chiếc cổ tay áo, sau đó khâu vào da bụng để tạo một lỗ mở được gọi là lỗ mở thông ruột qua da. Phân chảy ra từ lỗ thông này sẽ được chứa trong một chiếc túi hậu môn nhân tạo gắn bên ngoài cơ thể. Loại này thường dùng cho các ca mở hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.
  • Hậu môn nhân tạo đại tràng kiểu quai (loop colostomy): Tạo một lỗ ở trên thành đại tràng và khâu nối nó với một lỗ tương ứng trên thành bụng. Loại này thường là tạm thời nên có thể đóng hậu môn nhân tạo lại bằng cách tách đại tràng ra khỏi thành bụng và khâu các lỗ mở, giúp đại tràng hoạt động bình thường trở lại.

Hậu môn nhân tạo đại tràng là gì?

Bệnh nhân đang sử dụng túi hậu môn nhân tạo hollister

Khi nào cần làm hậu môn nhân tạo đại tràng?

Phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo đại tràng có thể được chỉ định để điều trị một số bệnh lý và tình trạng khác nhau, bao gồm:

  • Dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như hậu môn thật bị tắc hoặc không lỗ ra.
  • Biến chứng từ túi thừa đại tràng. Đây là những túi nhỏ phình ra ở thành đại tràng, thường gặp ở người trên 60 tuổi. Khi túi thừa bị viêm (viêm túi thừa) hoặc gây chảy máu nghiêm trọng, chúng có thể cần phẫu thuật.
  • Bệnh viêm ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
  • Chấn thương ở đại tràng hoặc trực tràng.
  • Tắc ruột một phần hoặc toàn bộ, khiến chất thải không thể đi qua bình thường.
  • Ung thư đại tràng hoặc trực tràng.
  • Vết thương hoặc lỗ rò ở tầng sinh môn. Lỗ rò là kết nối bất thường giữa các cơ quan bên trong cơ thể hoặc giữa một cơ quan với da. Ở nữ giới, tầng sinh môn nằm giữa hậu môn và âm hộ. Ở nam giới, tầng sinh môn nằm giữa hậu môn và bìu.

Bác sĩ thường ưu tiên làm hậu môn nhân tạo tạm thời nếu có thể, giúp phần ruột có thời gian hồi phục trước khi nối lại. Một số trường hợp chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc chấn thương nặng, cần mở hậu môn nhân tạo để giảm áp lực lên ruột và hỗ trợ quá trình lành thương.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn là bắt buộc. Điều này thường xảy ra với những trường hợp bị ung thư và cần cắt bỏ trực tràng hoặc khi các cơ kiểm soát việc đi ngoài không còn hoạt động được.

Trước khi phẫu thuật, hãy trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ hậu môn nhân tạo đại tràng của bạn có thể đóng lại hay không và lên kế hoạch chăm sóc hậu môn nhân tạo phù hợp.

Hoạt động của hệ tiêu hóa sau mở hậu môn nhân tạo đại tràng

Phẫu thuật hậu môn nhân tạo đại tràng không làm thay đổi cách hệ tiêu hóa hoạt động. Thông thường, sau khi nhai và nuốt, thức ăn sẽ đi qua thực quản vào dạ dày. Sau đó, thức ăn di chuyển xuống ruột non để hấp thụ chất dinh dưỡng, rồi tiếp tục đến đại tràng (ruột già). Tại đây, nước được hấp thụ dần giúp phân trở nên đặc hơn trước khi lưu trữ trong trực tràng và thải ra ngoài qua hậu môn.

Hậu môn nhân tạo đại tràng là gì?

Túi hậu môn nhân tạo 2 mảnh Mepro dính chắc, giá thành hợp lý 

Quá trình tiêu hóa trong đại tràng được diễn ra như sau:

  • Đại tràng lên (bên phải cơ thể): Phân ở dạng lỏng, có tính axit nhẹ và chứa nhiều enzyme tiêu hóa.
  • Đại tràng ngang (vắt ngang phần trên của bụng): Quá trình hấp thụ nước tiếp tục, làm phân đặc dần.
  • Đại tràng xuống và đại tràng sigma (bên trái cơ thể dẫn đến trực tràng): Phân trở nên đặc hơn, ít axit hơn và chứa ít enzyme hơn trước khi được thải ra ngoài.

Vị trí đặt hậu môn nhân tạo đại tràng ảnh hưởng đến đặc điểm của phân và mức độ kích ứng da như sau:

  • Hậu môn nhân tạo đại tràng lên hoặc ngang: Phân lỏng hơn, chứa nhiều axit và enzyme tiêu hóa hơn, dễ gây kích ứng da vùng bụng.
  • Hậu môn nhân tạo đại tràng xuống hoặc sigma: Phân đặc hơn, ít axit hơn nên giảm nguy cơ kích ứng da. 

Chính vì vậy, việc chăm sóc vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo rất quan trọng để bảo vệ da và chống loét da về sau.

Rủi ro của phẫu thuật hậu môn nhân tạo đại tràng

Phẫu thuật hậu môn nhân tạo đại tràng dù là một thay đổi lớn trong cuộc sống, nhưng về mặt kỹ thuật đây không phải là một ca phẫu thuật phức tạp. Thủ thuật này sẽ được thực hiện dưới gây mê toàn thân, do đó, bạn sẽ ngủ và không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật. Làm hậu môn nhân tạo có thể được thực hiện theo hai phương pháp:

  • Phẫu thuật mở: Tạo một vết rạch lớn trên bụng để tiếp cận đại tràng.
  • Phẫu thuật nội soi: Tạo vài vết rạch nhỏ và sử dụng dụng cụ nội soi để thực hiện giúp rút ngắn thời gian phục hồi.

Cũng như bất kỳ ca phẫu thuật nào, gây mê toàn thân có thể gây ra phản ứng phụ như khó thở hoặc phản ứng không mong muốn với thuốc. Ngoài ra, phẫu thuật này cũng có một số rủi ro riêng, bao gồm:

Trong quá trình phẫu thuật:

  • Chảy máu
  • Tổn thương các cơ quan lân cận
  • Nhiễm trùng

Sau phẫu thuật:

Tham khảo nguồn Johns Hopkins University

Cách chăm sóc vết loét vùng cùng cụt tại nhà Cách chăm sóc vết loét vùng cùng cụt tại nhà
Cách chăm sóc vết loét vùng cùng cụt tại nhà

Nguyên nhân gây loét vùng cùng cụt

Vết loét vùng cùng cụt thường do:

  • Không kiểm soát tốt phân và nước tiểu. Chất thải tiếp xúc trực tiếp với da lâu dần sẽ gây viêm loét da.
  • Áp lực hoặc ma sát lên vùng cùng cụt do nằm lâu, làm giảm lưu lượng máu đến khu vực này. Nếu không có đủ máu để nuôi dưỡng da, da có thể chết và hình thành vết loét.
  • Suy dinh dưỡng. Thiếu hụt dinh dưỡng làm giảm khả năng lành vết thương và tăng nguy cơ phát triển loét tỳ đè.

Người cao tuổi ít vận động, nằm lâu, người bệnh liệt do tai biến, đột quỵ, chấn thương cột sống hạn chế cử động, có bệnh nền tiểu đường… là những đối tượng nguy cơ cao bị loét tỳ đè vùng cùng cụt.

Cách chăm sóc vết loét vùng cùng cụt tại nhà

Bệnh nhân nằm lâu nên sử dụng đệm hơi để giảm áp lực lên da chống loét tỳ đè vùng cùng cụt

Triệu chứng của loét vùng cùng cụt

Vết loét tỳ đè vùng xương cụt được phân chia thành 4 giai đoạn, tăng dần dựa trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Trong đó, giai đoạn I là nhẹ nhất và giai đoạn IV là nghiêm trọng nhất.

  • Giai đoạn I: Vùng da đỏ, đau đớn và không chuyển sang màu trắng khi ấn vào là dấu hiệu cho thấy vết loét do tì đè đang hình thành. Khi sờ cảm giác vùng da này cứng và ấm hoặc lạnh hơn so với vùng da xung quanh.
  • Giai đoạn II: Da bong tróc tạo thành vết loét hở nông, biểu hiện như vết phỏng nước bị vỡ ra. Khu vực xung quanh vết loét có thể đỏ và kích ứng. 
  • Giai đoạn III: Mất mô toàn bộ lớp da, hình thành một lỗ hở trũng như một cái hố hoặc vết loét, có thể nhìn thấy mỡ dưới da những không lộ gân, xương hay cơ.
  • Giai đoạn IV: Mất toàn bộ mô da và dưới da, làm lộ gân và cơ, có khi sâu đến tận xương.

Cách chăm sóc cơ bản vết loét cùng cụt tại nhà

Việc điều trị và chăm sóc các vết thương, vết loét vùng cùng cụt nói chung là rất khó khăn. Những vết loét ở giai đoạn I hoặc II thường sẽ lành lại nếu được quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng. Những vết loét ở giai đoạn III và IV thì khó điều trị hơn, có thể mất nhiều thời gian, chi phí và đặc biệt là công sức của người chăm sóc. 

Vết loét có thể được điều trị tại nhà với các trường hợp có bệnh nền ổn. Người bệnh và người nhà bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp và hẹn lịch tái khám. 

Dưới đây là cách chăm sóc vết loét tỳ đè vùng cùng cụt tại nhà:

Không nằm đè lên vết thương

  • Nằm đệm hơi chống loét, với các múi khí giúp lưng bệnh nhân không tiếp xúc hoàn toàn với đệm, phân tán lực tỳ đè đều, giảm ma sát và không bí lưng.
  • Xoay trở liên tục, cho bệnh nhân nằm nghiêng trái và nghiêng phải mỗi 1-2 giờ. Lưu ý việc nằm nệm hơi không thay thế cho việc xoay trở người bệnh.

Băng kín giữ vết thương khô sạch

Tuỳ lượng vết thương thấm ra băng, có thể thay băng mỗi ngày hoặc cách ngày. Khi thay băng, đảm bảo dụng cụ vô trùng và lựa chọn dung dịch rửa vết thương phù hợp. 

  • Vết loét giai đoạn I có thể rửa bằng xà phòng nhẹ và nước.
  • Vết loét giai đoạn II nên rửa bằng nước muối sinh lý để loại bỏ mô chết lỏng.
  • Không sử dụng oxy già hoặc cồn đỏ, cồn iot nguyên chất vì chúng có thể làm tổn thương mô da.
  • Băng kín vết thương để tránh nhiễm trùng và giữ ẩm vết thương.
  • Một số gạc, băng dán không thấm nước nên sử dụng như: miếng dán hydrocolloid, gạc xốp therasorb, gạc xốp chống loét Seasight,…
  • Hầu hết các vết loét giai đoạn III và IV sẽ được điều trị bởi bác sĩ.

Cách chăm sóc vết loét vùng cùng cụt tại nhà

Miếng dán chống loét cho người già hỗ trợ điều trị và phòng ngừa loét tì đè xương cụt

 

Tránh tạo thêm tổn thương

  • Tránh để phân và nước tiểu dính vào vết thương.
  • Thường xuyên kiểm tra da toàn thân người bệnh, đặc biệt các vùng nhô xương nhằm phòng ngừa và điều trị sớm các tổn thương da khác.
  • Đề phòng lực trượt khi cho bệnh nhân thay đổi tư thế nằm.
  • Nếu vết loét tỳ đè có biến đổi hoặc xuất hiện vết mới, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Chăm sóc sức khỏe người bệnh

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Uống thuốc theo toa của bác sĩ.
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn.

Ngoài ra, tránh mát xa da gần hoặc xung quanh vết loét vì hành động này có thể làm tổn thương da hơn. Tránh sử dụng đệm hình bánh donut, bởi chúng có thể làm giảm lưu thông máu đến khu vực vết thương, từ đó gây ra vết thương mới.

Phân biệt bộ chụp tiểu nam và ống thông tiểu foley Phân biệt bộ chụp tiểu nam và ống thông tiểu foley
Phân biệt bộ chụp tiểu nam và ống thông tiểu foley

Chụp tiểu nam

Chụp tiểu nam là một dụng cụ hỗ trợ tiểu nam thiết kế như một chiếc bao cao su được đeo trực tiếp vào dương vật để dẫn nước tiểu ra ngoài. Dùng cụ này chủ yếu dùng cho trường hợp bệnh nhân nam giới vẫn có khả năng tự tiểu tiện nhưng cần sự hỗ trợ kiểm soát, chẳng hạn như không đủ khả năng di chuyển đến nhà vệ sinh hay nằm liệt giường, hoặc tiểu không tự chủ.

Hiện nay, một số loại capot chụp tiểu nam được thiết kế kết hợp với đồ lót nhằm giúp giữ chụp tiểu cố định tại chỗ. Xem thêm bộ dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam Pitmed của Merinco.

Chụp tiểu nam: Khi nào nên dùng và Sử dụng như thế nào?

Ưu điềm

  • Không xâm lấn
  • Dễ sử dụng tại nhà
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng 

Nhược điềm

  • Không phù hợp cho những trường hợp không kiểm soát được việc tiểu tiện

Ống thông tiểu Foley

Trong khi đó, ống thông tiểu foley là một ống dây dài, mềm được đưa trực tiếp vào bàng quang qua niệu đạo để dẫn lưu nước tiểu ra khỏi cơ thể. Xông tiểu foley được sử dụng cho bệnh nhân không thể tự tiểu tiện, chẳng hạn như sau phẫu thuật hoặc có vấn đề về đường tiết niệu. Xem thêm Các loại ống thông tiểu dài ngày foley.

Phân biệt bộ chụp tiểu nam và ống thông tiểu foley

Ưu điềm

  • Dẫn lưu nước tiểu hiệu quả 
  • Có thể lưu dài ngày

Nhược điềm

Bộ chụp tiểu nam thường dùng cho các trường hợp tiểu tiện tự nhiên, trong khi ống thông tiểu Foley dẫn lưu nước tiểu trực tiếp từ bàng quang.

Tham khảo nguồn WebMD

Hiển thị: 1 đến 12 trên tổng số 161 sản phẩm
>